Chọn áo dài lễ Hằng Thuận phù hợp nơi chùa chiền thanh tịnh

Cách chọn áo dài lễ Hằng Thuận khi tổ chức lễ cưới ở chùa

Áo dài đỏ AD D81

Các đám cưới, đám hỏi thông thường đều được tổ chức ở tư gia hoặc nhà hàng khách sạn. Điều mà mọi người đều đã quen thuộc và chứng kiến nhiều lần. Lễ Hằng Thuận được tổ chức tại chùa còn ít được biết tới. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem đây là gì? Và cách chọn áo dài lễ Hằng Thuận cho cô dâu chú rể khi tổ chức ở chùa.

1. Tìm hiểu về lễ hằng thuận tại chùa

Việc tổ chức đám cưới ở chùa thực sự mang lại nhiều ý nghĩa và sự anh lành cho các cặp đôi nam nữ.

Lễ Hằng Thuận là gì?

Toàn cảnh buổi lễ Hằng Thuận
Toàn cảnh buổi lễ Hằng Thuận

Lễ Hằng Thuận là tên gọi của lễ cưới được tổ chức tại chùa. Theo các nghi thức Phật giáo và được chủ trì bởi một vị hòa thượng được tôn kính. Lễ Hằng Thuận được thực hiện để thể hiện niềm tin, sự tôn trọng và yêu thương lẫn nhau trong quan hệ hôn nhân dưới sự chứng kiến của mọi người nơi nghiêm trang và thành kính.

Nguồn gốc lễ Hằng Thuận

Tổ chức lễ cưới tại chùa là xu hướng
Tổ chức lễ cưới tại chùa là xu hướng

Theo các tư liệu lưu trữ từ lâu thì lễ Hằng Thuận được khởi xướng từ cụ đồ Nguyễn Trọng Thuật (1883 – 1940). Bút hiệu là Đồ Nam Tứ, quê tại Hải Dương.

Trước khi quy y theo cửa phật, ông là một nhà nho. Vì thế sau khi theo Phật pháp, ông cho rằng việc tổ chức các lễ cưới ở chùa sẽ mang lại lợi ích to lớn cho người thực hiện cũng như cho Phật pháp.

Tuy người khởi xướng là cụ đồ Nguyễn Trọng Thuật, nhưng lễ Hằng Thuận điển hình đầu tiên và đánh dấu bước mở rộng của lễ cưới này trong lịch sử Phật giáo nước ta lại là đám cưới của bà Lê Thị Hoành sánh duyên cùng ông Hoàng Văn Tâm tại chùa Từ Đàm tình Thừa Thiên Huế vào năm 1930.

Ý nghĩa của lễ Hằng Thuận

Buổi lễ Hằng Thuận được tổ chức
Buổi lễ Hằng Thuận được tổ chức

Lễ Hằng Thuận được đặt tên chính thức là Hằng Thuận vào năm 1971 bởi hòa thượng Thích Thiện Hòa. “Hằng” ở đây có nghĩa là thường xuyên, “Thuận” có nghĩa là thuận hòa, luôn cùng hướng về những điều tốt đẹp, chân thiện nhất. Tựu chung lại ý nghĩa của lễ Hằng Thuận là cầu chúc đôi vợ chồng luôn luôn thuận hòa, tương kính yêu thường và cùng nhau có trách nhiệm với bổn phận làm vợ, làm chồng của mình.

Thủ tục tổ chức lễ Hằng Thuận

Sư thầy làm lễ cho đôi lứa
Sư thầy làm lễ cho đôi lứa

Lễ Hằng Thuận cần được diễn ra tại chính điện của chùa nơi có không gian rộng và trang trọng. Khi bắt đầu nghi lễ, đôi uyên ương sẽ quỳ trước bàn, hướng về nơi thờ Phật và làm theo chỉ dẫn của các vị hòa thượng chủ hôn. Người thân và bạn bè được sắp xếp vị trí dự lễ ở hai bên, nhà trai bên trái, nhà gái bên phải.

Các bước tiến hành lễ Hằng Thuận

  • Đầu tiên, hoàng thượng chủ hôn sẽ tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham dự và đại diện của hai gia đình nói lời phát biểu.
  • Tiếp đến cô dâu chú rể sẽ phát nguyện, sau đó cùng nghe lời giảng của vị trụ trì về luân thường đạo lý trong hôn nhân, gia đình cũng như ngoài xã hội.
  • Tiếp ngay sau, hòa thượng chủ hôn sẽ buộc dây tơ hồng làm bằng ruy-băng, len hoặc lụa đỏ tượng trưng, với ý nghĩa gắn bó, kết nối đôi uyên ương không rời xa nhau.
  • Cô dâu chú rể đảnh lễ (quỳ lạy) niệm ân cha mẹ, nội ngoại và với đối phương. Sau khi ký tên vào giấy chứng nhận, cả hai tiến hành trao nhẫn cho nhau và nghe sư thầy chủ trì nói về ý nghĩa của việc trao nhẫn.
  • Gia đình hai bên phát biểu về việc sẽ chỉ bảo, khuyên răn cặp đôi mới cưới sống hảo hợp, tròn duyên, xây dựng gia đình hạnh phúc.
  • Sau khi hoàn tất lễ chính, mọi người cùng dùng trà, bánh ngọt với nhau hoặc dùng tiệc chay ngay trong chùa.

Chi phí lễ Hằng Thuận tại chùa

Cô dâu chú rể làm lễ với nhau
Cô dâu chú rể làm lễ với nhau

Chi phí tổ chức lễ Hằng Thuận thông thường không quá nhiều. Mà sẽ thay đổi tùy vào tính long trọng hay đơn giản của mỗi cặp đôi. Trong đó các khoản chi phí sẽ bao gồm:

  • Chi phí trang trí chính điện, nơi tổ chức hôn lễ: 2 – 3 triệu đồng
  • Chi phí cúng dường Tam Bảo hay Trai Tăng: tùy theo từng gia đình, nhưng thông thường sẽ khoảng 5 triệu.
  • Chi phí mâm cỗ chay sau lễ: 500.000 – 1.000.000 đồng/mâm

2. Chùa nào thường xuyên tổ chức lễ Hằng Thuận?

Thông tin về những ngôi chùa tổ chức đám cưới Hằng Thuận sẽ là nguồn tham khảo hữu ích các cặp đôi cô dâu chú rể có dự định tổ chức một đám cưới thanh tịnh.

Những ngôi chùa tổ chức lễ Hằng Thuận tại Hà Nội

STTChùaĐịa chỉTrụ trìĐiện thoạiMobile
1Thiền viện Sùng PhúcTổ 10, phường Cự Khối, quận Long BiênĐại đức Thích Tâm Thuần04.3875.1302 – 221551770986 708 951 – 0982 868 859
2Chùa Đình QuánThôn Đình Quán, xã Phú Diễn, quận Bắc Từ LiêmSư thầy Thích Tịnh Quán090 954 8898
3Chùa Vạn PhúcThôn Đoài, xã Phù Lỗ, huyện Sóc SơnĐại đức Thích Chiếu Tuệ091 434 8787
4Chùa Bằng APhường Hoàng Liệt, Quận Hoàng MaiHòa thượng Thích Bảo Nghiêm04.3688.4354
5Lý Triều Quốc SưSố 50 Lý Quốc Sư, Quận Hoàn KiếmHòa thượng Thích Bảo Nghiêm04.3826.1010

 

Thiền viện Sùng Phúc

Thiền viện Sùng Phúc Từ Liêm
Thiền viện Sùng Phúc Từ Liêm

Chùa Đình Quán

Chùa Đình Quán Từ Liêm
Chùa Đình Quán Từ Liêm

Chùa Vạn Phúc

Chùa Vạn Phúc Sóc Sơn
Chùa Vạn Phúc Sóc Sơn

Chùa Bằng A

Chùa Bằng A Hoàng Mai
Chùa Bằng A Hoàng Mai

Lý Triều Quốc Sư

Lý Triều Quốc Sư Hoàn Kiếm
Lý Triều Quốc Sư Hoàn Kiếm

Các chùa tổ chức Hằng Thuận tại thành phố Hồ Chí Minh

Chùa Vĩnh Nghiêm

Chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm

339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 14, Quận 3

Chùa Pháp Hoa

Chùa Pháp Hoa
Chùa Pháp Hoa

220A Lê Văn Sỹ, Phường 14, Quận 3.

Chùa Định Thành

Chùa Định Thành
Chùa Định Thành

629 Cách Mạng Tháng 8, Phường 15, Quận 10.

Chùa Viên Giác

Chùa Viên Giác
Chùa Viên Giác

193 Bùi Thị Xuân, Phường 1, Quận Tân Bình.

Chùa Hoằng Pháp

Chùa Hoằng Pháp
Chùa Hoằng Pháp

188/8 Tân Thới 3, Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn.

3. Lưu ý để chọn đúng áo dài cho lễ cưới ở chùa

Để phù hợp với không khí trang nghiêm thành kính nơi cửa Phật, cô dâu chú rể nên ăn mặc giản dị và mộc mạc.

Chất liệu, hoạ tiết

Vải may áo dài lễ Hằng Thuận
Vải may áo dài lễ Hằng Thuận

Cần chọn những mẫu áo dài may bằng chất liệu dày, kín đáo. Hạn chế sử dụng các loại ren trong suốt. Không nên trang trí bằng đính đá, đính hạt lấp lánh hoặc các họa tiết quá cầu kỳ, độc đáo, nổi bật.

Tốt nhất cô dâu chú rể nên chọn các loại áo dài trơn. Có họa tiết ngầm hoặc thêu tay nhưng màu sắc cần hài hòa, không đối chọi nhau.

Màu sắc của áo

Vải may áo dài cách tân
Vải may áo dài

Các cặp đôi nên lựa chọn những màu sắc sáng và quen thuộc như đỏ, trắng hay vàng. Màu vàng gắn liền với phật giáo còn đỏ là màu hạnh phúc lứa đôi. Ngoài ra, sắc hồng hay vàng đồng cũng khá phù hợp.

Đừng lựa chọn những sắc màu tối hay pha trộn, kết hợp loè loẹt nhiều màu sắc. Nó sẽ tạo ra ấn tượng không tốt và không phù hợp với nơi trang nghiêm cửa Phật.

Kiểu dáng áo dài trong lễ Hằng Thuận

Áo dài đỏ AD D89
Áo dài đỏ AD D89

Thiết kế áo dài thường dùng trong lễ Hằng Thuận tại chùa là áo dài theo lối truyền thống. Mẫu áo kín đáo, thanh nhã, không quá cầu kỳ. Áo dài cách tân hiếm khi được sử dụng. Nếu có cũng phối cùng quần dài, không mặc với váy đụp, váy xoè hay quần jean. Tất cả là thể hiện sự thành kính.

4. 5 mẫu áo dài cô dâu chú rể mặc lễ Hằng Thuận

Các thiết kế áo dài đôi đảm bảo sự kín đáo và thanh lịch cho một sự kiện diễn ra tại một nơi trang nghiêm, lịch sự như chùa chiền.

Áo dài cô dâu chú rể cho lễ Hằng Thuận

Áo dài cô dâu chú rể cách tân
Áo dài cô dâu chú rể cách tân

Mẫu áo dài này được phối khéo léo giữa màu vàng nhạt dành cho cô dâu và màu trắng cho chú rể. Giúp tạo sự hài hòa, nhẹ nhàng thích hợp với nơi cửa Phật. Ngoài ra, họa tiết hoa và cách trang trí viền trên chiếc áo dài cô dâu chú rể cũng góp phần tạo điểm nhấn độc đáo cho thiết kế này.

Áo dài đôi màu trắng trang nhã

Áo dài trắng AD T68
Áo dài trắng AD T68

Với màu trắng tạo sự thanh lịch, nhẹ nhàng, mẫu áo dài đôi này cũng rất thích hợp để mặc trong lễ Hằng Thuận. Ngoài vẻ đẹp đến từ màu sắc, áo dài của cô dâu và chú rể được may với cổ trụ truyền thống và thân áo được thêu họa tiết mềm mại nhẹ nhàng.

Áo dài cưới lễ Hằng Thuận màu đỏ

Áo dài đôi mặc lễ hằng thuận
Áo dài đôi mặc lễ hằng thuận

Chọn sắc đỏ cho ngày cưới trọng đại cũng là mong muốn của khá nhiều cặp đôi. Vì màu đỏ mang ý nghĩa tượng trưng cho niềm vui, sự may mắn. Mẫu áo dài cưới cho cô dâu và chú rể này là sự kết hợp giữa áo dài trắng chú rể và áo dài đỏ cô dâu. Cả hai mẫu đều được trang trí nhẹ nhàng không quá cầu kỳ, vẫn giữ được nét đẹp truyền thống.

Áo dài đôi nam nữ màu trắng

Áo dài nam nữ màu trắng
Áo dài nam nữ màu trắng

Nếu bạn muốn giữ gìn trọn vẹn vẻ trang nghiêm và thành kính khi thực hiện lễ Hằng Thuận thì nên chọn mẫu áo dài màu trắng nhẹ nhàng này. Mẫu áo dài này được làm từ chất liệu gấm cao cấp, họa tiết chìm với cổ trụ truyền thống mang đến sự hài hòa cho cô dâu và chú rể.

Áo dài đôi màu hồng ngọt ngào

Áo dài đôi màu hồng ngọt ngào
Áo dài đôi màu hồng ngọt ngào

Với mẫu áo dài kết hợp màu trắng hồng nhẹ nhàng này, cô dâu và chú rể có thể trở nên nổi bật xi nhưng vẫn giữ nét trang nghiêm cho ngày lễ Hằng Thuận. Phần áo dài của chú rể với cổ trụ truyền thống. 

 

Có thể nói lễ Hằng Thuận là sự hòa quyện giữa văn hóa truyền thống và văn hóa tâm linh nơi cửa Phật. Vì thế ngày càng có nhiều người yêu thích và lựa chọn thực hiện lễ cưới tại chùa này. Hãy lựa chọn áo dài lễ Hằng Thuận phù hợp với nơi đây.

Quyên Nguyễn

Kinh nghiệm 10 năm trong ngành thiết kế váy cưới và áo dài, nhà thiết kế Quyên Nguyễn luôn học hỏi, sáng tạo không ngừng để tạo nên những trang phục cưới với phong cách nhẹ nhàng, tinh tế, sang trọng phù hợp xu hướng.

Bình luận Facebook
Bình luận Wordpress